Hotline: 1900633310
Sơn là hỗn hợp đồng nhất trong đó có chất tạo màng liên kết với các chất màu tạo màng liên tục có khả năng bám dính lên bề mặt vật chất. Hỗn hợp được điều chỉnh với 1 lượng phụ gia và dung môi tùy theo chất của mỗi loại sản phẩm. Sơn sản phẩm có nhiều màu sắc phong phú và đa dạng, có đặc tính che phủ , bám dính được nhiều bề mặt khác nhau.
Thành phần cơ bản gồm. + chất kết dính(chất tạo màng) Chất kết dính(nhựa): Là chất kết dính cho tất cả các bột màu và tạo màng bám dính trên bề mặt vật chất. Chất kết dính sử dụng trong sơn được xác định bởi loại sơn, khả năng sử dụng và mục đích sử dụng. Chất kết dính phải đảm bảo về khả năng bám dính, liên kết màng và độ bền mang. + bột màu(bột độn) Bột độn được sử dụng trong thành phần của sơn nhằm cải thiện 1 số tính chất sản phẩm như; tính chất màng sơn(độ bóng, độ cứng, độ mượt…)khả năng thi công, kiểm soát độ lắng …các chất độn thường được sử dụng như; carbonat canxi, kaolin, talc… Bột màu ; nguyên liệu sử dụng trong sơn thường ở dạng bột. Chức năng chính của màu là tạo màu sắc và độ che phủ cho sơn. Ngoài ra màu còn ảnh hưởng tới 1 số tính chất của màng sơn như: độ bóng, độ bền … Màu gồm 2 loại: màu vô cơ và màu hữu cơ. Màu vô cơ (màu tự nhiên): tone màu thường xỉn, tối(trừ dioxid titan), cho độ phủ cao, độ bền màu tốt. Màu hữu cơ (màu tổng hợp): tông màu tươi (sáng), cho độ phủ thấp, độ bền màu thường thấp hơn màu vô cơ. + phụ gia. Là loại chỉ sử dụng với 1 lượng rất nhỏ nhưng làm tăng giá trị sử dụn, khả năng bảo quản, tính chất màng. + dung môi Là chất hòa tan nhựa hay pha loãng sơn. Đặc tính nhự trong sơn sẽ quết định loại dung môi sử dụng.
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sơn phủ như sau: + sự lựa chọn sản phẩm phù hợp cho sử dụng + công tác chuẩn bị và sử lý bề mặt trước khi sơn + quá trình tiến hành sơn + chất lượng của sản phẩm sơn với bất cứ 1 yếu tố nào không đạt đều gây ra những ảnh hưởng của lớp sơn phủ công trình.
Vì xử lý bề mặt càng tốt thì kết quả thu được (chất lượng màng sơn, tuổi thọ màng, giá thành đầu tư)sẽ tốt hơn. Do đó bất cứ việc thi công sơn như thế nào, dù lớn hay nhỏ, cũ hay mới trong hay ngoài… cũng phải bắt đầu bằng việc xử lý bề mặt, mỗi thao tác đúng đều làm tăng khả năng bảo vệ bề mặt thi công. Nếu xử lý không đúng sẽ làm ảnh hưởng xấu đến chất lượng sản phẩm.
Sơn lót là lớp rất quan trọng, có tác dụng sau: + tạo độ bám dính cho bề mặt sử dụng và lớp sơn phủ. + bảo vệ lớp sơn phủ không bị các phản ứng hóa học xảy ra từ bên trong như kiềm, thấm, ăn mòn, tránh cho lớp sơn phủ không bị hiện tượng biến đổi màu do kiềm hóa, bị ố vàng, bong tróc hay rỉ sét… như vậy lớp sơn lót làm tăng độ bền cho lớp sơn phủ.
Vì tính chất quan trọng của lớp sơn lót nên khi thi công lớp này phải đảm bảo toàn bộ bề mặt được sơn. Đối với bề mặt bằng phẳng, không khuyết tật thì có thể sử dụng bất cứ loại dụng cụ để sơn, nhưng đối với bề mặt lồi lõm có góc cạnh thì ta phải chọn lựa dụng cụ thi công cho phù hợp .Việc lựa chọn sơn lót cũng rất quan trọng, mỗi sản phẩm đều có sơn lót đi kèm với nó, tuy nhiên trong 1 số điều kiện nhằm tăng tính sử dụng người ta có thể sử dụng loại sơn lót thích hợp khác.
Lớp sơn phủ có khả năng trang trí, chịu được nhiệt độ môi trường hay những yêu cầu đặc biệt khác. Vì vậy tùy theo yêu cầu công trình mà có sự lựa chọn sản phẩm cho đúng. Các phương pháp sơn thủ công: lăn sơn bằng ru lô, quét sơn bằng cọ, Phun sơn bằng súng phun nhúng sơn các lựa trọn phương pháp thi công sơn phụ thuôc vào: Loại sơn ,điều kiện bề mặt
Nên sử dụng sản phẩm cùng hệ thống vì nhà sản xuất đã thiết kế các sản phẩm trong một hệ thống sản phẩm tương thích hoàn toàn với nhau, không sảy ra các sự cố gây ra bởi sản phẩm không tương thích với nhau.
Sơn nội thất được sử dụng cho bên trong nhà, loại sơn này ít có khả năng chống rêu mốc , không chịu tác động của môi trường. Sơn ngoại thất là loại sơn được sử dụng cho bên ngoài, có khả năng chống rêu mốc , chịu tác cđộng của môi trường… Nếu dùng sơn nội thất cho ra bên ngoài sẽ sảy ra các hiện tượng như: màng sơn bị phấn hóa , màng sơn bị rêu mốc , màng sơn bị phai màu. Trên bao bì sản xuất đều ghi rõ loại sơn (nội thất hay ngoại thất) vì vậy cách phân biệt là đọc kỹ trên bao bì .
Màu sơn phụ thuộc vào loại màu sử dụng và cường độ đậm nhạt.vì thế có sự chênh lệch giữa màu thường và màu đặc biệt nên giá thành sẽ khác nhau. chỉ cần có màu sơn thì hoàn toàn có thể đặt màu theo yêu cầu.
Chất lượng và sự đồng màu của màng sơn khi lăn 2 lớp phủ luôn tốt hơn 1 lớp. Sơn một lớp không đảm bảo sự che lấp đều trên bề măt.
Không dùng sơn trắng thay cho sơn lót được vì sơn trắng không có tính năng cần thiết của sơn lót như; tạo lớp bám dính trung gian giữa bề mặt và lớp sơn phủ. Khả năng chống kiềm, chống ố, bảo vệ bề mặt lớp phủ.
Đối với sơn nội thất, nếu không sử dụng sơn lót thì sự cố dễ sảy ra nhất đó là màng sơn bị kiềm hóa. Để kiểm tra, ta cần bóc tách một diện tích nhỏ của màng sơn phủ ra khỏi bề mặt , quan sát mặt trong của màng sơn phủ có lớp sơn trắng hoặc lớp sơn trắng trong hay không, nếu không thì chắc chắn không có lớp lót.
Sơn mờ thường không có khả năng chống bẩn, không sủi ra được Sơn hoàn thiện bóng dễ làm sạch và thích hợp cho các chi tiết nghệ thuật cao.
Sơn chống thấm có khả năng kháng nước gốc acrylic. Nó có thể sử dụng tốt trên các bề mặt như, tường bê tông, seno, bể nước, mái nhà, sàn vệ sinh… Cần lưu ý khi thi công; + phải khuấy đều trước khi sử dụng + dùng ru lô chịu dầu + khi lăn lớp 2 phải đủ đảm bảo thời gian cách lớp trước + phải đeo khẩu trang và kính bảo hộ lao động.
Không nên vì: Sơn chống thấm tuy có khả năng chống thấm nhưng chống thấm cũng là 1 sản phẩm trang trí có màu sắc.Vì thế màng sơn cũng sảy ra hiện tượng kiềm hóa khi tường bị kiềm hóa cao. Vì vậy nên dùng sơn lót trước khi sơn phủ chống thấm màu.
Sơn chống thấm là loại sơn có độ bay hơi nhanh vì thế sơn rất nhanh khô.người thợ thi công lăn lâu cho 1 lần nhúng sơn sẽ sảy ra hiện tượng sơn bắt đầu khô nên lăn khi tạo sợi trên bề mặt và ru lô làm cho bề mặt không bằng phẳng và sần sùi. Sau khi lăn lớp sơn thứ 1mà không chờ đủ thời gian sơn cách lớp mà sơn luôn lớp thứ 2 thì sẽ gây hiện tượng màng sơn lớp thứ 2 tạo trạng thái không đồng đều lằm nhăn bề mặt, nguyên tắc lăn sơn chống thấm phải lăn rứt khoát, tránh lăn đi lăn lại nhiều lần trên cùng 1 lần lăn.
Sơn chống thấm cần pha với xi măng mác cao và nước theo đúng tỷ lệ của nhà sản xuất đưa ra và nên tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất nên dùng xi măng măng loại nào để phù hợp với sản phẩm của họ, phải lăn đều tay và chú ý thật kỹ khi thi công không để bị lỏi như vậy sẽ không sảy ra hiện tượng bị vệt.
Không nên thi công sơn khi trời mưa vì trời mưa làm nhiệt độ không khí giảm, độ ẩm cao, làm ảnh hưởng đến thời gian khô của sản phẩm. Không những thế, trời mưa còn gay hiện bị ngấm tường. Nếu ta cứ thi công thời gian sau rễ sảy ra hiện tượng bong tróc. Trong trường hợp trời mưa mà tường không bị thấm, độ ẩm bề mặt tường đạt để thi công thì có thể tiến hành lăn sơn bên trong. Lưu ý ngay cả khi nhiệt độ xuống thấp không nên thi công sơn vì màng sơn dễ bị đốm, nổi hạt, lâu khô, đổ mồ hôi.không nên thi công sơn khi trời quá nắng vì sau khi thi công sơn cần ở dạng lỏng một thời gian để thấm vào bề mặt vật chất và bám dính trên bề mặt. Khi sơn ở nhiệt độ cao sẽ làm cho nguyên liệu trong sơn bay hơi nhanh dẫn đến màng sơn dễ bị bong tróc do độ bám giảm, màng sơn dễ rạn, nhăn nứt do biến đổi đột ngột về trạng thái.